Thuốc Cinnarizine: Tác dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cách bảo quản

1419

Để sử dụng thuốc Cinnarizine đúng cách, người bệnh cần biết được những thông tin quan trọng bao gồm tác dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cách bảo quản,…

Thông tin về thuốc Cinnarizine

Dạng và hàm lượng của Cinnarizine

Cinnarizine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén cinnarizine 25mg, 15mg.

Tác dụng của thuốc Cinnarizine là gì?

Theo Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Cinnarizine là thuốc được sử dụng để kiểm soát các cơn say tàu xe và điều trị triệu chứng của bệnh Ménière bao gồm ù tai, chóng mặt (cảm giác quay cuồng) và cảm giác muốn bệnh hoặc bị bệnh.

Tư vấn liều dùng của Cinnarizine

Liều dùng cinnarizine cho người lớn mắc bệnh Ménière

  • Người lớn (bao gồm cả người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi)
  • Uống 2 viên thuốc ba lần mỗi ngày trừ khi có chỉ dẫn khác của bác sĩ.

Liều dùng cinnarizine cho người lớn lớn (bao gồm cả người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi) đối với trường hợp say tàu xe

  • Người dùng cần lưu ý: Khi dùng thuốc viên nén cinnarizine để điều trị say tàu xe, nên uống hai viên cách 2 tiếng trước khi bạn đi tàu xe. Người dùng có thể tiếp tục dùng thêm 1 viên mỗi tám giờ trong lúc đi tàu xe, trừ phi bác sĩ có chỉ định khác.

Liều dùng cinnarizine cho trẻ em (từ 5 đến 12 tuổi) mắc bệnh Ménière

  • Đối tượng này có thể dùng 1/2 liều dùng của người lớn (uống một viên, ba lần mỗi ngày), trừ khi có chỉ dẫn khác của bác sĩ.

Liều dùng cinnarizine cho trẻ em (từ 5 đến 12 tuổi) trong trường hợp say tàu xe

  • Đối tượng này có thể dùng 1/2 liều dùng của người lớn (uống một viên cách 2 tiếng trước khi bạn đi tàu xe. Người dùng ó thể tiếp tục dùng thêm 1 viên mỗi tám giờ trong lúc đi tàu xe, trừ phi bác sĩ có chỉ định khác).

Những lưu ý trước khi bạn dùng Cinnarizine

Người bệnh cần đặc biệt lưu ý trước khi dùng Cinnarizine, cần lưu tâm rằng không nên dùng loại thuốc này trong các trường hợp:

  • Bạn bị dị ứng với cinnarizine hay bất kỳ thành phần nào khác trong thuốc.
  • Bạn đang mang thai hoặc phụ nữ cho con bú. Báo cho bác sĩ nếu bạn có ý định mang thai.
  • Người bệnh mắc chứng rối loạn trao đổi chất do di truyền như bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin (thiếu hụt các men đặc biệt trong cơ thể, gây tăng các chất porphyrin).

Thuốc Cinnarizine lưu hành trên thị trường

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Cinnarizine

Lưu ý từ giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, khi sử dụng Cinnarizine, bạn có thể gặp các tình huống như:

  • Phổ biến: buồn ngủ hoặc rối loạn dạ dày. Tuy nhiên những tác dụng phụ này có thể biến mất khi bạn tiếp tục điều trị.
  • Hiếm gặp: khô miệng, đau đầu, bạn có thể bị tăng cân hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường.

Nếu gặp phải trường hợp chuyển động và run không kiểm soát (các triệu chứng ngoại tháp), bạn hãy báo với bác sĩ ngay, bởi đây có thể là các triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh của bạn đang trở nên tồi tệ, đặc biệt là những người cao tuổi và từng dùng thuốc viên nén cinnarizine trong một thời gian dài.

Tuy nhiên không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên và có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Hướng dẫn bảo quản cinnarizine đúng cách

Đối với Cinnarizine, bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, tránh ẩm. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.

Tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật thêm kiến thức Y Dược, tư vấn dùng thuốc, cách phối thuốc hiệu quả.

Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.com

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913