Thuốc bổ gan có hiệu quả không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

20

Thuốc bổ gan hiện nay được quảng cáo rộng rãi và dễ dàng tìm thấy trên thị trường. Tuy nhiên, liệu chúng có hiệu quả như lời chào mời? Thành phần của thuốc là gì?

Ban cố vấn và truyền thông tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cập nhật và chia sẻ:

1. Thuốc bổ gan là gì?

Gan được xem là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, không chỉ lớn về kích thước mà còn về vai trò quan trọng mà nó đảm nhận. Gan thực hiện các nhiệm vụ chính như lọc và đào thải độc tố, chuyển hóa chất dinh dưỡng và thuốc, tổng hợp các yếu tố tham gia quá trình đông máu, đồng thời cung cấp một lượng protein đáng kể cho các hoạt động sống.

Theo các nhà sản xuất, thuốc bổ gan có tác dụng hỗ trợ giải độc và phục hồi chức năng gan. Mục tiêu chính của các loại thuốc này là loại bỏ chất béo, giảm nồng độ cồn, đường và các chất độc hại khác để giảm áp lực cho gan.

<center><em>Thuốc bổ gan được quảng bá và bày bán rộng rãi trên thị trường</em></center>
Thuốc bổ gan được quảng bá và bày bán rộng rãi trên thị trường

– Thành phần tự nhiên phổ biến trong thuốc bổ gan.

Một số thành phần tự nhiên thường được các nhà sản xuất đưa vào thuốc bổ gan gồm:

– Lá atiso: Có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ gan nhờ các hoạt chất như cynarin, silymarin, rutin, quercetin và anthocyanin.

– Chiết xuất cây kế sữa: Đây là loại thảo dược phổ biến trong thuốc bổ gan, với hoạt chất chính là silymarin, giúp giảm viêm, tái tạo mô gan và bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương.

Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định tác dụng thực sự của thảo dược này.

– Rễ cây bồ công anh: Được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, rễ cây bồ công anh giúp duy trì sự điều tiết dịch mật và hỗ trợ giải độc gan. Nó cũng chứa nhiều vitamin C, giúp giảm sưng đau và cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc bổ gan đúng cách

Cần lưu ý rằng thuốc bổ gan chỉ hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc đặc trị. Người bệnh nên sử dụng thuốc bổ gan khi tình trạng bệnh lý gan đã được cải thiện và sức khỏe chung đã ổn định. Khi bệnh đã khỏi, việc ngừng sử dụng thuốc là cần thiết.

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng thuốc bổ gan đúng cách mà người bệnh nên tuân thủ:

– Tuân thủ liệu trình điều trị: Thuốc bổ gan cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả (thường sau 1 tháng), và liệu trình trung bình kéo dài khoảng 3 tháng tùy thuộc vào loại thuốc và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

– Uống thuốc đúng liều lượng: Mặc dù thuốc bổ gan thường chứa các thành phần thảo dược, nhưng người bệnh không nên lạm dụng hoặc tự ý tăng liều. Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý thay đổi liều mà không tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.

– Uống thuốc đúng thời gian: Nên dùng thuốc trước bữa ăn 30 phút, vì đây là thời điểm lý tưởng giúp thuốc tăng tiết mật, đào thải độc tố cho gan và hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời, thuốc cũng giúp kích thích vị giác, giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn.

<center><em>Ngoài điều trị thuốc, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống hợp lý, ít chất béo</em></center>
Ngoài điều trị thuốc, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống hợp lý, ít chất béo

3. Bí quyết duy trì lá gan khỏe mạnh

Ngoài việc sử dụng thuốc bổ gan và thuốc đặc trị, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ gan. Dược sĩ giảng viên Cao đẳng dược tphcm – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm:

– Hạn chế rượu bia: Gan chịu trách nhiệm lọc bỏ độc tố, đặc biệt là acetaldehyde trong rượu. Uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan và các bệnh mạn tính.

– Giảm hấp thụ chất béo bão hòa: Thực phẩm giàu chất béo bão hòa làm tăng cholesterol, gây gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và tổn thương gan lâu dài.

– Tránh lạm dụng thuốc: Gan chuyển hóa hầu hết các loại thuốc, đặc biệt là steroid và thuốc dạng hít. Lạm dụng thuốc có thể gây tổn thương gan vĩnh viễn.

– Hạn chế tiếp xúc hóa chất độc hại: Thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa công nghiệp, khói thuốc lá có thể ảnh hưởng xấu đến gan.

– Không kết hợp rượu với thuốc: Dùng thuốc cùng với rượu sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến chức năng gan.

– Kiểm tra sức khỏe gan định kỳ: Bệnh gan thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Kiểm tra ít nhất 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Hầu hết thuốc bổ gan chứa thảo dược có tác dụng chống viêm, bảo vệ gan. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, chúng có thể gây hại. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc bổ.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913