Món ăn, bài thuốc chữa bệnh có sử dụng vị thuốc địa cốt bì

1089

Theo Đông y, địa cốt bì vị ngọt, tính hàn; vào can, phế và thận. Vị thuốc được sử dụng trong nhiều bài thuốc với tác dụng điều trị bệnh đa dạng.

Vị thuốc địa cốt bì
Vị thuốc địa cốt bì

Đôi nét về địa cốt bì

Địa cốt bì (kỷ tử cân bì) là vỏ rễ sấy khô của cây câu kỷ tử (Lycium sinense Mill.), họ cà (Solanaceae). Tuy nhiên, một số nơi dùng vỏ rễ cây bọ mảy (đại thanh – Clerodedron cyrtophyllum Turcz.), họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae) với tên địa cốt bì.

Theo Đông y, địa cốt bì vị ngọt, tính hàn; vào can, phế và thận. Tác dụng của địa cốt bì bao gồm thanh phế, trừ cốt chưng, lương huyết, giáng hỏa; thường được dùng để điều trị ra mồ hôi trộm, đái tháo đường, hư lao triều nhiệt, ho hen, nôn ra máu, tiểu ra máu, tăng huyết áp, mụn nhọt… Liều dùng: 12 – 20g, giảng viên Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

Bài thuốc trị bệnh có địa cốt bì

Mát phổi, dịu ho: dùng bài Tả bạch tán: địa cốt bì 12g, tang bạch bì 12g, ngạnh mễ 20g, sinh cam thảo 8g. Sắc uống.

Bài thuốc có tác dụng chữa ho do nhiệt ở phổi. Trị viêm phổi, viêm phế quản, sốt nhẹ, ho he.

Lương huyết, trị đau xương: Dùng bài Thang Địa cốt bì: địa cốt bì 12g, tri mẫu 12g, miết giáp 12g, ngân sài hồ 16g, bối mẫu 8g, tần giao 12g, đương quy 12g. Sắc uống.

Tác dụng trị lao phổi, sốt nhẹ, đau nóng trong xương, mồ hôi trộm, tự nhiên ra mồ hôi và các chứng sốt nhẹ khác.

Trị chai chân: địa cốt bì 6g, hồng hoa 3g. Các vị tán bột mịn, thêm dầu vừng trộn đều. Cắt bỏ lớp da cứng ở chai chân rồi đắp thuốc vào. 2 ngày thay thuốc 1 lần.

Cầm máu:

Bài 1: địa cốt bì tươi 30g, rửa sạch, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, lọc lấy nước uống. Trị tiểu ra máu.

Bài 2: địa cốt bì 15 – 20g. Sắc uống trong ngày. Trị nôn ra máu.

Sinh tân dịch, dịu khát:

Bài 1: địa cốt bì 12g, rễ cây lứt 6g, mạch môn 12g. Sắc uống. Chữa ho sốt, khát nước.

Bài 2: địa cốt bì 500g, râu ngô 500g. Chia làm 8 ngày. Sắc uống. Dùng cho người đái tháo đường, biểu hiện tiểu nhiều, miệng khát.

Bài 3: địa cốt bì 250g, rễ dâu 250g. Sắc uống. Trị tăng huyết áp. Nếu nhức đầu, thêm thương nhĩ thảo 24g hoặc cúc hoa 20g.

Vị địa cốt bì được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y
Vị địa cốt bì được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y

Món ăn thuốc có sử dụng địa cốt bì

Cháo địa cốt bì: địa cốt bì 30g, mạch đông 15g, tang bạch bì 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu hồ cháo với bột miến dong.

“Dùng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, gầy yếu suy kiệt, khát nước uống nhiều”, Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay.

Canh địa cốt bì gan lợn: địa cốt bì 20g, thiến thảo 20g, lá khởi tử 20g, gan lợn 120g. Sắc dược liệu bỏ bã lấy nước; gan lợn rửa sạch, thái nhỏ, nấu với nước sắc dược liệu. Ăn trong ngày.

Trị trẻ em cam tích sốt nhẹ.

Cháo thận dê lá khởi: lá khởi tử 500g, thịt dê 250g, thận dê 2 đôi, gạo tẻ 250g, hành 5 củ. Thịt dê và thận dê làm sạch thái lát, lá củ khởi dùng vải xô gói lại. Gạo tẻ vo sạch. Tất cả cùng cho trong nồi, thêm nước nấu cháo, cháo chín nhừ nêm gia vị, chia ăn trong ngày, ăn nóng.

Món ăn thuốc này thường được sử dụng và có hiệu quả cho người di tinh liệt dương đau bại vùng thắt lưng, thận hư suy giảm tình dục, đau mỏi đầu gối.

Mặc dù địa cốt bì có hiệu quả cao trong điều trị hư nhiệt, tuy nhiên những người cảm mạo phong hàn mà phát sốt thì không nên dùng.

Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.com

 

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913