Cắn móng tay gây hại như thế nào?

205

Thói quen cắn móng tay không chỉ là tật xấu mà còn là thói quen nghiện của nhiều người. Tuy nhiên, ít người nhận ra rằng nó có thể gây hại đến sức khỏe.

Thói quen này thường bắt đầu từ khi còn nhỏ và có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Việc cắn móng tay lặp đi lặp lại có thể gây đau và tổn thương da xung quanh móng, ảnh hưởng đến sự phát triển của móng, làm móng trở nên không bình thường.

Ngoài ra, việc cắn móng tay thường xuyên có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng khi vi khuẩn và virus từ miệng lây lan sang tay và từ móng tay lây sang mặt và miệng…

<center><Em>Không nhiều người biết rằng hiểm họa tới sức khỏe cũng sẽ từ thói quen cắn móng tay mà </em></center>
Không nhiều người biết rằng hiểm họa tới sức khỏe cũng sẽ từ thói quen cắn móng tay mà ra

Tác hại của việc cắn móng tay

Thói quen cắn móng thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tâm trạng lo lắng, căng thẳng, hoặc stress kéo dài. Ở trẻ tự kỷ, thói quen này cũng thường xuyên xuất hiện, thậm chí cắn cả tay. Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết về tác hại của việc cắn móng tay thường xuyên:

  • Nhiễm trùng

Cắn móng có thể làm da dưới móng tiếp xúc với vi khuẩn hoặc mầm bệnh từ miệng, nơi tích tụ nhiều vi khuẩn. Ngay cả khi bạn thường xuyên rửa tay, dưới móng vẫn có thể tích tụ vi khuẩn.

  • Viêm nhiễm răng lợi, miệng

Cắn móng tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ móng vào miệng, gây nhiễm trùng răng lợi, viêm họng. Đồng thời, cắn móng cũng có thể làm tổn thương răng, gây sứt mẻ, biến dạng hoặc mọc không đều.

Gieo rắc vi khuẩn

Thói quen này cũng có thể gieo rắc vi khuẩn từ móng vào răng lợi, gây viêm nhiễm và đau nhức.

  • Dễ mắc bệnh viêm mé

Bệnh viêm mé, hay còn gọi là chín mé (Paronychia), là một loại nhiễm trùng xảy ra ở da xung quanh móng tay. Bệnh gây sưng đỏ, đau nhức, và có thể xuất hiện mủ. Điều trị bằng phẫu thuật để xử lý vùng viêm kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh và kháng nấm.

"<center

  • Dạng móng tay bị biến dạng

Nếu cắn móng tay lâu dài và không kiểm soát được, có thể làm hỏng lớp mô dưới móng và gây biến dạng vĩnh viễn. Móng trở nên xấu, gồ ghề, có vết sẹo sâu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng mọc tự nhiên của móng.

  • Nguy cơ mắc bệnh giun sán

Khi cắn móng tay, chúng ta vô tình đưa vi khuẩn vào miệng, tăng nguy cơ nhiễm giun sán và các bệnh nhiễm trùng đường ruột.

Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ thêm thói quen cắn móng tay không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn có tác động đến tinh thần. Việc cắn móng tay có thể gây đau và chảy máu từ lớp da xung quanh móng. Móng tay chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe. Thói quen này cũng có thể làm yếu và làm lệch răng. Cắn móng tay trước mặt người khác có thể thể hiện sự lúng túng và gây thêm căng thẳng và lo lắng.

Ngừng thói quen cắn móng tay

Thực hành yoga, thực hiện các bài tập thở sâu và thiền có thể giảm căng thẳng, lo lắng, đồng thời ngăn chặn thói quen cắn móng tay.

Cắt ngắn móng tay cũng là một biện pháp phòng ngừa cắn móng tay hiệu quả.

Sử dụng sơn móng tay có vị đắng để ngăn chặn thói quen cắn móng tay.

Duy trì vẻ đẹp và sức hấp dẫn của móng tay cũng là cách khác giúp bạn giữ được móng và giảm khả năng cắn móng.

Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.edu.vn chia sẻ

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913