Double test là gì? 5 thông tin quan trọng về xét nghiệm Double test

27

Khi bác sĩ chỉ định làm Double test, nhiều bà bầu (đặc biệt là lần đầu mang thai) không hiểu xét nghiệm Double test là gì, lý do cần thực hiện và còn nhiều câu hỏi khác.

Bài viết dưới đây ác sĩ, giảng viên tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM sẽ giúp các bà bầu hiểu rõ hơn về xét nghiệm này.

1. Xét nghiệm Double test là gì?

Có nhiều phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh để đảm bảo thai kỳ của mẹ bầu an toàn và em bé sinh ra khỏe mạnh, trong đó Double test là một trong những phương pháp không thể bỏ qua. Vậy xét nghiệm Double test là gì?

<center><em>Xét nghiệm Double test cùng đo độ mờ da gáy giúp phát hiện dị tật thai nhi từ sớm</em></center>
Xét nghiệm Double test cùng đo độ mờ da gáy giúp phát hiện dị tật thai nhi từ sớm

Double test là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, do đó không gây lo lắng hay sợ hãi cho mẹ bầu. Mẫu máu của mẹ được phân tích để kiểm tra nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A. Sự bất thường trong nồng độ của hai chất này có thể cảnh báo về khả năng rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi.

Xét nghiệm Double test thường được thực hiện trong khoảng thời gian từ 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ. Xét nghiệm này thường đi kèm với siêu âm độ mờ da gáy, chiều dài đầu mông, tuổi mẹ và tuổi thai để đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi.

Đây là một xét nghiệm khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện, đặc biệt là những mẹ có các yếu tố sau:

  • Mẹ mang thai khi đã lớn tuổi (từ 35 tuổi).
  • Mẹ có tiền sử sảy thai hoặc thai lưu.
  • Mẹ đã từng sinh con có bất thường về nhiễm sắc thể.
  • Mẹ bị nhiễm virus trong thai kỳ.
  • Mẹ có bệnh di truyền hoặc gia đình có người mắc các hội chứng như Down, Edwards, Patau,…
  • Mẹ mắc bệnh nền như bệnh tuyến giáp, tiểu đường.
  • Mẹ đã hoặc đang sử dụng thuốc điều trị lâu dài.
  • Mẹ sống, làm việc hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường hóa chất độc hại.

2. Mục đích của xét nghiệm

Double test Mục đích và ý nghĩa của xét nghiệm Double test là để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể, như hội chứng Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13). Ví dụ, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ β-hCG tự do cao và nồng độ PAPP-A thấp hơn mức bình thường, bác sĩ sẽ thảo luận với mẹ bầu và gia đình về khả năng thai nhi có thể gặp bất thường như hội chứng Down.

Khi phát hiện nguy cơ cao qua xét nghiệm Double test, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ bầu thực hiện thêm các phương pháp sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán khác, như sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) hoặc chọc ối (xâm lấn), với độ chính xác lên đến 99,9%. Những phương pháp này giúp đánh giá chính xác hơn tình trạng sức khỏe của thai nhi.

3. Độ chính xác của xét nghiệm Double test

Bên cạnh câu hỏi về xét nghiệm Double test là gì, nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc liệu xét nghiệm này có độ chính xác cao hay không. Mặc dù không có gì là tuyệt đối và mọi phương pháp đều có rủi ro nhất định, tỷ lệ chính xác của xét nghiệm Double test thường dao động trong khoảng 80-90%.

<center><em>Xét nghiệm Double test cùng đo độ mờ da gáy giúp phát hiện dị tật thai nhi từ sớm</em></center>
Xét nghiệm Double test cùng đo độ mờ da gáy giúp phát hiện dị tật thai nhi từ sớm

Ngoài ra, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm này.  Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ gồm:

Thời điểm thực hiện xét nghiệm: Double test được thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, với thời gian chính xác nhất từ tuần thai thứ 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày, khi thai nhi có chiều dài đầu mông từ 45-84mm. Nếu thực hiện ngoài khoảng thời gian này, xét nghiệm sẽ không còn hiệu quả.

Chất lượng xét nghiệm: Điều này phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu của nhân viên y tế và trang thiết bị của cơ sở xét nghiệm. Nếu nhân viên không có tay nghề cao hoặc cơ sở vật chất không đạt chuẩn, kết quả xét nghiệm sẽ bị ảnh hưởng.

4. Quy trình thực hiện xét nghiệm Double test

Xét nghiệm Double test là phương pháp không xâm lấn với quy trình đơn giản, nhanh chóng và có thể thực hiện tại nhiều cơ sở y tế. Các bước thực hiện xét nghiệm Double test như sau:

Bác sĩ cung cấp cho mẹ bầu các thông tin về xét nghiệm Double test, bao gồm mục đích, chỉ định và độ chính xác của xét nghiệm.

Bác sĩ thực hiện khám thai thông thường, đặc biệt là siêu âm 4D để đo chỉ số đầu mông và độ mờ da gáy của thai nhi. Sau khi có được các chỉ số này, bác sĩ sẽ tiến hành cho mẹ bầu làm xét nghiệm Double test.

Kỹ thuật viên sẽ lấy một ít máu (2 – 4ml) từ tĩnh mạch cánh tay của mẹ bầu, cho vào ống nghiệm có dán thông tin của mẹ và chuyển đến phòng xét nghiệm. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn nhiều.

Kết quả xét nghiệm Double test sẽ có sớm nhất là sau vài giờ, được trả về từ phòng xét nghiệm. Bác sĩ sẽ giải thích kết quả và tư vấn cụ thể cho mẹ bầu.

Nếu kết quả có bất thường, mẹ bầu cần thực hiện thêm các phương pháp sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán khác, như sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) hoặc chọc ối (xâm lấn), với độ chính xác lên đến 99,9% để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913