Khi cảm thấy buồn chán và mệt mỏi, nên tránh xa ba loại thực phẩm này

30

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn uống có thể tác động đến sức khỏe tinh thần. Điều này có nghĩa là những thực phẩm chúng ta tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tâm trạng của chúng ta.

Bạn cố vấn Cao đẳng Y dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật và chia sẻ:

1. Thức ăn ảnh hưởng đến tâm trạng như thế nào?

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây thay đổi tâm trạng, khiến ta cảm thấy buồn bã, mệt mỏi. Biến động đường huyết và mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân chính. Khi thiếu nguồn năng lượng ổn định từ thực phẩm lành mạnh, cơ thể và tâm trí sẽ không hoạt động tốt.

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột mà còn tác động đến các hệ thống sinh lý trong cơ thể. Một chế độ ăn cân đối, giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và omega-3 giúp tối ưu hóa chức năng não và sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ điều chỉnh tâm trạng.

Thiếu vitamin D, vitamin B, magie và sắt có thể dẫn đến rối loạn tâm trạng và trầm cảm.

<center><em>Thực phẩm chế biến, đường và chất béo tăng nguy cơ trầm cảm</em></center>
Thực phẩm chế biến, đường và chất béo tăng nguy cơ trầm cảm

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh luyện và chất béo không lành mạnh gây viêm mạn tính, làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý. Carbohydrate tinh chế và đường có thể làm tăng và giảm đột ngột đường huyết, gây thay đổi tâm trạng và mệt mỏi, trong khi carbohydrate phức hợp và thực phẩm giàu chất xơ giúp ổn định năng lượng và tâm trạng.

Thực phẩm chống viêm như trái cây, rau, cá béo, hạt giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Thực phẩm giàu tryptophan như thịt gia cầm, hạt và sản phẩm từ sữa có thể thúc đẩy sản xuất serotonin, cải thiện tâm trạng.

2. Một số thực phẩm nên tránh khi cảm thấy mệt mỏi tinh thần

2.1. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn bao gồm các món ăn nhẹ, thức ăn nhanh, đồ hộp, xúc xích, thịt nguội, và các sản phẩm ăn liền khác. Mặc dù tiện lợi, nhưng chúng thường thiếu sự cân đối về dinh dưỡng, chứa nhiều calo, đường, muối, chất béo và thiếu hụt chất xơ, vitamin, khoáng chất. Các thành phần khác như chất bảo quản, chất nhũ hóa, chất tạo ngọt, màu sắc và hương liệu nhân tạo cũng có thể gây hại. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như rối loạn chuyển hóa, béo phì, bệnh tim, tăng huyết áp, tiểu đường và tác động xấu đến hệ vi sinh đường ruột, tất cả đều ảnh hưởng đến tâm trạng.

Một nghiên cứu gần đây từ Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan cho thấy, tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là những loại chứa chất làm ngọt nhân tạo, có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người, đặc biệt là những người gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần, nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn để bảo vệ tâm trạng và sức khỏe tổng thể.

<center><em>Uống nước ngọt không tốt cho tâm trạng.</em></center>
Uống nước ngọt không tốt cho tâm trạng.

2.2. Đồ uống có đường

Theo Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, đồ uống có đường là các loại nước giải khát có thêm đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo như xi-rô ngô, sucrose, nước ép trái cây cô đặc, coca, soda, nước tăng lực… Những đồ uống này được xếp cuối trong danh sách các lựa chọn tốt cho sức khỏe vì chúng cung cấp lượng calo cao mà thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết.

Đường bổ sung, có trong các loại đồ uống này, được cơ thể hấp thụ nhanh chóng, làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Khi cơ thể không thể điều chỉnh lượng đường huyết, các triệu chứng như cáu kỉnh, lo âu và phiền muộn sẽ xuất hiện. Điều này là do não bộ chủ yếu sử dụng glucose để hoạt động.

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường không chỉ gây viêm mà còn tạo ra căng thẳng oxy hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và ung thư. Những vấn đề sức khỏe này có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi kéo dài, căng thẳng và trầm cảm.

2.3. Rượu

Dược sĩ giảng viên Cao đẳng dược tphcm – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

Uống rượu có giúp cải thiện tâm trạng không? Cần lưu ý rằng rượu là một chất ức chế hệ thần kinh trung ương, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm sau khi uống. Hơn nữa, tiêu thụ quá nhiều rượu có thể gây căng thẳng oxy hóa, viêm ở ruột và gián đoạn giấc ngủ, bao gồm cả tình trạng ngừng thở khi ngủ.

Mất ngủ do uống rượu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, khả năng nhận thức và trao đổi chất của cơ thể. Cảm giác mệt mỏi và tâm trạng kém thường xuất hiện vào ngày hôm sau sau một đêm không ngủ đầy đủ.

Những tác động của rượu đối với sức khỏe và giấc ngủ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Điều này cũng làm nặng thêm nhiều vấn đề tâm thần, đặc biệt là các triệu chứng như hoang tưởng và ảo giác.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913