Kim tiêm tiểu đường được sử dụng để tiêm insulin, hỗ trợ điều chỉnh chỉ số đường huyết trong cơ thể. Hiện nay, sản phẩm kim tiêm của thương hiệu B.Braun từ Đức rất phổ biến và được nhiều người bệnh tin dùng. Dưới đây là một số lưu ý để sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả.
- Tìm hiểu về vật lý trị liệu: tác dụng và đối tượng cần can thiệp
- Người mắc bệnh viêm da cơ địa cần chú ý điều gì trong những ngày nắng nóng
1. Insulin và vai trò trong điều trị tiểu đường
Dược sĩ Cô Hoàng Duyên, giảng viên Cao đẳng dược tphcm – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:
Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, có thể phân loại thành tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Đây là bệnh mạn tính, với mục tiêu điều trị là kiểm soát mức đường huyết, nâng cao chất lượng sống, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Để duy trì mức đường huyết ổn định, bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, dùng thuốc và tiêm insulin. Trong đó, tiêm insulin được cho là phương pháp hiệu quả nếu được áp dụng đúng cách.
Mục đích chính của việc tiêm insulin là giúp duy trì sự cân bằng và kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Khi insulin được bổ sung, quá trình vận chuyển glucose vào các tế bào sẽ diễn ra hiệu quả hơn.
Mỗi bệnh nhân có phác đồ tiêm riêng, và có nhiều loại insulin khác nhau. Insulin không thể sử dụng qua đường uống vì nó là một loại protein, dễ bị phân hủy bởi các enzyme tiêu hóa trong dạ dày trước khi vào máu. Do đó, insulin được sử dụng dưới dạng tiêm.
2. Kim tiêm tiểu đường B.Braun
Kim tiêm tiểu đường B.Braun là sản phẩm thiết bị y tế của thương hiệu B.Braun đến từ Đức, được thiết kế để tiêm insulin cho bệnh nhân tiểu đường. Với ống tiêm lớn, sản phẩm giúp người dùng dễ dàng quan sát và điều chỉnh lượng insulin cần thiết. Đây là một sản phẩm chất lượng cao, được ưa chuộng và tin dùng bởi nhiều bệnh nhân.
Phần kim tiêm được chế tạo từ thép không gỉ, với thành kim mỏng, giúp giảm đau khi tiêm. Sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn EN ISO 9626:2001, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Độ dài piston phù hợp giúp việc thao tác và điều chỉnh liều thuốc dễ dàng. Mỗi ống tiêm đều được đóng gói riêng biệt, đảm bảo vô trùng và thuận tiện khi sử dụng và bảo quản.
Sau khi sử dụng, kim tiêm cần được vứt bỏ đúng quy định để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu bao bì bị hư hỏng hoặc rách, không nên sử dụng sản phẩm. Chỉ sử dụng mỗi ống tiêm một lần, không tái sử dụng bằng cách khử trùng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sản phẩm nên được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ em.
Kim tiêm tiểu đường B.Braun được chia thành các cấp độ phù hợp với từng mức insulin cụ thể, vì vậy người bệnh cần sử dụng đúng loại ống tiêm với liều lượng insulin chỉ định để tránh nguy cơ quá liều hoặc thiếu liều.
3. Các vị trí tiêm insulin
Nguyên tắc tiêm insulin và lựa chọn vị trí tiêm:
– Nguyên tắc tiêm:
Trước khi tiêm insulin, cần phải sát khuẩn kỹ lưỡng vị trí tiêm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giúp cơ thể hấp thụ insulin một cách hiệu quả nhất. Bởi vì người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch yếu, dễ bị nhiễm khuẩn, nên việc vệ sinh sạch sẽ là rất quan trọng.
Ngoài ra, vì có nhiều loại insulin với thời gian tác dụng khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định loại insulin và thời gian tiêm phù hợp cho từng bệnh nhân. Một số loại insulin tác dụng nhanh, bắt đầu có hiệu quả sau 15-30 phút, nên có thể tiêm trước bữa ăn.
– Các vị trí tiêm insulin:
Vùng bụng: Đây là vị trí tiêm phổ biến nhất, đặc biệt là khu vực xung quanh rốn. Bệnh nhân sẽ véo một lớp mỡ giữa eo và xương hông, cách rốn khoảng 5cm. Việc thay đổi vị trí tiêm đều đặn là cần thiết để giảm thiểu tác dụng phụ, như loạn dưỡng mô tại vùng tiêm.
Cánh tay: Nếu không thể tiêm ở bụng, cánh tay là vị trí tiếp theo, vì insulin được hấp thụ với tốc độ vừa phải ở đây. Kim tiêm cần được đặt ở mặt sau của cánh tay, giữa vai và khuỷu tay. Bệnh nhân có thể nhờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc người thân để tiêm đúng vị trí.
Vùng đùi: Vùng đùi cũng là một lựa chọn tiêm dễ dàng, nhưng tốc độ hấp thụ insulin ở đây sẽ chậm hơn. Tiêm vào phần phía trước đùi, giữa đầu gối và háng, hơi lệch về phía ngoài của chân. Nên tiêm vào nếp véo da ít nhất từ 2,5 đến 5cm.
Vùng lưng hoặc hông: Đây là vị trí cũng có thể sử dụng để tiêm insulin, tuy nhiên, tốc độ hấp thụ sẽ khá chậm so với các vùng khác.
Lưu ý:
Tiêm insulin có thể gây kích ứng da hoặc mô mỡ dưới da, gây cảm giác khó chịu. Do đó, bệnh nhân nên thay đổi các vị trí tiêm luân phiên. Nếu phải tiêm hai mũi trong ngày, hãy tiêm ở hai vị trí khác nhau để tránh tình trạng cứng cục dưới da, giảm hiệu quả hấp thụ thuốc và nguy cơ gây lắng đọng mỡ.
4. Một số biến chứng khi tiêm insulin
Tiêm insulin không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng. Chia sẻ với sinh viên Cao đẳng Y dược TPHCM cô Hoàng Duyên cho biết thêm:
Hạ đường huyết do tiêm quá liều insulin: Biến chứng này có thể xảy ra khi bệnh nhân tiêm insulin quá liều. Để giảm thiểu nguy cơ, bệnh nhân cần theo dõi thường xuyên mức đường huyết, ghi lại các chỉ số và chia sẻ với bác sĩ để điều chỉnh liều insulin sao cho phù hợp.
Nhiễm trùng tại vị trí tiêm: Nếu không thực hiện sát khuẩn đúng cách trước khi tiêm, bệnh nhân có thể gặp phải nhiễm trùng tại khu vực tiêm.
Phản ứng tại chỗ của insulin: Các vấn đề như teo lớp mỡ dưới da hoặc tăng sản lớp mỡ tại vị trí tiêm có thể xảy ra nếu tiêm insulin không đúng kỹ thuật.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về việc sử dụng insulin cho người bệnh tiểu đường, các vị trí tiêm thích hợp, và cách sử dụng kim tiêm tiểu đường hiệu quả.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur