Tập luyện đúng cách giúp nâng cao sức khỏe, đặc biệt với người mắc hội chứng Alport. Để đảm bảo an toàn, nên chọn các bài tập nhẹ, lặp lại nhiều lần thay vì tập cường độ cao. Hạn chế mang vật nặng khi tập để giảm nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe.
- Vì sao nên ăn tối trước 7 giờ hằng ngày?
- Các triệu chứng ngộ độc rượu và biện pháp cấp cứu kịp thời
- Sốt xuất huyết có mấy chủng? Chủng nào gây nguy hiểm nhất?
1. Tầm quan trọng của việc tập luyện đối với người bị hội chứng Alport
Hội chứng Alport là một bệnh di truyền gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận và cuối cùng có thể tiến triển thành suy thận. Bệnh cũng ảnh hưởng đến thính giác (gây mất khả năng nghe âm cao) và thị giác (gây đục giác mạc, rối loạn nhận biết màu sắc, thậm chí có thể gây mù).
Việc tập luyện phù hợp có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của người mắc hội chứng Alport. Bạn cố vấn Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật và chia sẻ gồm:
Hỗ trợ tim mạch: Giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim – một yếu tố rủi ro quan trọng ở bệnh nhân suy thận.

Cải thiện tuần hoàn máu: Thúc đẩy lưu thông máu đến thận, hỗ trợ duy trì chức năng thận.
Tăng cường xương và cơ: Giúp hạn chế suy yếu cơ bắp và ngăn ngừa loãng xương do bệnh thận mạn tính.
Cải thiện tinh thần: Giảm căng thẳng, lo âu, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Duy trì cân nặng hợp lý: Hỗ trợ kiểm soát thể trọng, giảm áp lực lên thận và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa.
Tuy nhiên, việc tập luyện quá sức, tham gia các môn thể thao có nguy cơ chấn thương cao (như bóng đá, bóng rổ, võ thuật) hoặc bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi vận động.
2. Các bài tập phù hợp cho người bị hội chứng Alport
Người mắc hội chứng Alport nên tránh các bài tập tạo áp lực lớn lên thận hoặc gia tăng nguy cơ chấn thương. Thay vào đó, nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, có thể thực hiện nhiều lần mà không gây quá tải cho cơ thể. Đặc biệt, cần hạn chế nâng vật nặng khi tập luyện. Một số bài tập phù hợp bao gồm:
2.1 Bài tập tim mạch cường độ thấp
Các hoạt động như đi bộ 30–45 phút mỗi ngày, đạp xe, bơi lội… giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp và cải thiện tuần hoàn máu.
2.2 Bài tập tăng cường cơ bắp nhẹ nhàng
Người bị hội chứng Alport có thể tập luyện với tạ nhẹ (≤2 kg), sử dụng dây kháng lực, thực hiện squat, nâng chân hoặc plank nhẹ để tăng cường cơ bắp mà không gây áp lực quá mức. Cần tránh nâng tạ nặng vì có thể làm tăng áp suất ổ bụng, ảnh hưởng đến thận.
2.3 Bài tập giãn cơ và thư giãn
Yoga, pilates với các động tác nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng, tăng độ linh hoạt và hỗ trợ lưu thông máu. Nên tránh các tư thế đảo ngược hoặc tác động mạnh lên vùng bụng.
2.4 Bài tập hít thở
Các bài tập hít thở sâu, thiền định giúp giảm stress, ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đây là phương pháp dễ thực hiện, phù hợp với mọi đối tượng.

3. Lưu ý khi tập luyện cho người mắc hội chứng Alport
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, người bị hội chứng Alport cần chú ý những điểm sau. Chuyên gia,giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm
Chọn bài tập phù hợp: Ưu tiên các bài tập nhẹ, tránh các hoạt động cường độ cao hoặc có nguy cơ chấn thương.
Kiểm soát cường độ và thời gian: Nên tập khoảng 30–45 phút/ngày, 3–5 ngày/tuần với cường độ vừa phải. Tránh để nhịp tim tăng quá nhanh, quá cao. Nếu cảm thấy mệt, chóng mặt, đau vùng thắt lưng hoặc khó thở, cần dừng tập ngay.
Đảm bảo đủ nước: Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập, tránh vận động trong môi trường quá nóng để hạn chế nguy cơ mất nước.
Theo dõi sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề nếu có.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur