Viêm tuyến nước bọt: Những điều cần lưu ý

35

Viêm tuyến nước bọt gây sưng, đau ở vùng miệng, khô miệng, khó nuốt,… Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về bệnh, giúp bạn nhận biết sớm, thăm khám và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

1. Viêm tuyến nước bọt: Nguyên nhân và dấu hiệu thường gặp

Bác sĩ, giảng viên trường Cao đẳng Y dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật và chia sẻ thông tin cụ thể gồm:

1.1. Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại tuyến nước bọt dưới hàm, mang tai hoặc dưới lưỡi. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều tuyến, gây sưng đau và làm suy giảm quá trình tiết nước bọt.

Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

– Nhiễm khuẩn: Chủ yếu do vi khuẩn Staphylococcus aureus, thường gặp ở người suy giảm miễn dịch hoặc có tình trạng tắc nghẽn tuyến nước bọt.

– Nhiễm virus: Đặc biệt là virus quai bị, gây viêm tuyến mang tai dẫn đến sưng to và đau vùng này.

– Hình thành sỏi tuyến nước bọt: Do khoáng chất lắng đọng trong ống tuyến, làm cản trở dòng chảy nước bọt.

– Thiếu nước: Thói quen ít uống nước làm giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

– Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu,… có thể làm giảm tiết nước bọt, dẫn đến khô miệng và tăng nguy cơ viêm tuyến nước bọt.

<center><em>Vi khuẩn Staphylococcus aureus có thể gây viêm tuyến nước bọt</em></center>
Vi khuẩn Staphylococcus aureus có thể gây viêm tuyến nước bọt

1.2. Dấu hiệu thường gặp của viêm tuyến nước bọt

Người bị viêm tuyến nước bọt có thể gặp các triệu chứng sau:

– Sưng đau tại vị trí viêm, đặc biệt khi nhai hoặc nuốt.

– Đau và khó mở miệng.

– Nước bọt có mùi khó chịu.

– Mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, khô miệng, khó nuốt thức ăn.

2. Ảnh hưởng của viêm tuyến nước bọt đến sức khỏe

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc bôi trơn khoang miệng, hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn. Khi tuyến nước bọt bị viêm, lượng nước bọt tiết ra giảm, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu,…

Ngoài ra, tình trạng sưng đau tại tuyến nước bọt khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, lâu dần có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và suy giảm thể trạng. Những cơn đau kéo dài cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi và tác động tiêu cực đến tinh thần.

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tuyến nước bọt có thể dẫn đến áp xe hoặc nhiễm trùng lan rộng sang các mô lân cận.

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tuyến nước bọt

3.1. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ thăm khám vùng mặt và cổ để phát hiện các dấu hiệu bất thường, đồng thời khai thác tiền sử bệnh và triệu chứng của bệnh nhân. Sau khi khám lâm sàng, một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể được chỉ định nhằm hỗ trợ chẩn đoán:

Siêu âm tuyến nước bọt: Giúp phát hiện sỏi hoặc áp xe trong tuyến nước bọt.

Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn: Phân tích mẫu dịch tuyến nước bọt để xác định tác nhân gây bệnh.

Chụp CT-Scanner hoặc MRI: Được thực hiện khi có tắc nghẽn nghiêm trọng hoặc nghi ngờ khối u nhằm đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

<center><em>Viêm tuyến nước bọt có thể xảy ra ở bất cứ tuyến nước bọt nào</em></center>
Viêm tuyến nước bọt có thể xảy ra ở bất cứ tuyến nước bọt nào

3.2. Phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp, bao gồm:

3.2.1. Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như, Dược sĩ Cao đẳng dược tphcm – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn, giúp kiểm soát và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Các loại thuốc như paracetamol, ibuprofen có tác dụng giảm đau, giảm viêm và hạ sốt khi cần thiết.

Thuốc chống viêm: Nếu viêm nhiễm nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc corticosteroid để giảm sưng và viêm nhanh chóng.

Thuốc kích thích tiết nước bọt: Thường chứa thành phần axit citric giúp tăng tiết nước bọt, hạn chế tình trạng khô miệng và hỗ trợ quá trình phục hồi.

3.2.2. Điều trị can thiệp

Loại bỏ sỏi tuyến nước bọt: Khi viêm do sỏi gây tắc ống tuyến nước bọt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc thực hiện các biện pháp như xoa bóp vùng tuyến để đẩy sỏi ra ngoài. Nếu sỏi có kích thước lớn hoặc gây biến chứng, có thể cần đến phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn.

Dẫn lưu áp xe: Trường hợp viêm tiến triển nặng và hình thành ổ áp xe, bác sĩ có thể sử dụng kim hoặc thực hiện tiểu phẫu để dẫn lưu mủ, giúp giảm sưng viêm và ngăn ngừa biến chứng. Sau khi làm thủ thuật, bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi và dùng kháng sinh theo chỉ định để phòng ngừa tái phát.

Phẫu thuật tuyến nước bọt: Áp dụng trong trường hợp viêm nhiễm nặng, tuyến nước bọt bị tổn thương nghiêm trọng hoặc xuất hiện nhiều lần. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể cân nhắc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến nước bọt để ngăn bệnh tái phát và đảm bảo sức khỏe lâu dài.

<center><em>Bệnh nhân viêm tuyến nước bọt cần được khám, điều trị sớm để tránh viêm nhiễm lan rộng</em></center>
Bệnh nhân viêm tuyến nước bọt cần được khám, điều trị sớm để tránh viêm nhiễm lan rộng

3.3. Biện pháp ngăn ngừa viêm tuyến nước bọt tái phát

Sau khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ tái phát. Một số lưu ý quan trọng bao gồm:

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng đều đặn và súc miệng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.

Bổ sung đủ nước: Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày giúp giữ ẩm miệng và duy trì hoạt động bình thường của tuyến nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt có thể gây sưng đau, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Do đó, sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như đau khi nuốt, khô miệng, sốt hoặc mệt mỏi, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn tuyến nước bọt hoặc hình thành áp xe.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913