Tổng quan về thuốc Tacozin®

1247

Dược sĩ tư vấn cách sử dụng thuốc Tacozin® cũng như cung cấp những thông tin bổ ích về Tacozin®. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn dùng của bác sĩ/dược sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Tacozin® thường sử dụng để điều trị nhiễm trùng do một số vi khuẩn gây ra
Tacozin® thường sử dụng để điều trị nhiễm trùng do một số vi khuẩn gây ra

Tác dụng của thuốc Tacozin®

Thuốc Tacozin® thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng vừa đến nặng do một số vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng được sử dụng với một số mục đích khác.

Tuy nhiên, Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, cô Đỗ Thu cho hay, người bệnh cần lưu ý chỉ sử dụng Tacozin® để điều trị một số bệnh lí khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Tacozin® áp dụng liều dùng như thế nào?

Liều dùng thuốc Tacozin® cho người lớn:

Đối với người bị viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm mô mềm hoặc nhiễm trùng da, viêm nội mạc tử cung:

  • Bạn tiêm 3,375g mỗi 6 giờ hoặc tiêm 4,5g mỗi 8 giờ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng thuốc Tacozin® cho trẻ em: Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Tacozin® là gì?

Người sử dụng thuốc Tacozin® có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Khó tiêu
  • Táo bón
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau, sưng hoặc đỏ ở chỗ tiêm
  • Khó ngủ

Trên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ và bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc Tacozin® sử dụng cần tuân thủ liều dùng theo quy định của bác sĩ
Thuốc Tacozin® sử dụng cần tuân thủ liều dùng theo quy định của bác sĩ

Lưu ý quan trọng trước khi dùng thuốc Tacozin®

Thuốc kháng sinh nói chung và thuốc Tacozin® nói riêng cần được tuân thủ nghiêm ngặt về cách sử dụng. Do đó bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp các vấn đề như:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Tacozin® hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).
  • Bạn bị chảy máu, xơ nang, suy tim sung huyết, viêm đại tràng, hoặc các vấn đề về thận.
  • Bạn đang chạy thận hoặc có tiền sử tiêu chảy nặng hay các vấn đề về ruột do kháng sinh.
  • Bạn có ý định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang dùng chế độ ăn kiêng có muối hoặc có nồng độ kali trong máu thấp.

Tương tác thuốc cần biết

Thuốc Tacozin® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Do đó bạn cần trao đổi chi tiết với bác sĩ/dược sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng hay có ý định dùng.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, những thuốc có thể tương tác với thuốc Tacozin® bao gồm:

  • Probenecid;
  • Thuốc hóa trị hoặc thuốc lợi tiểu (ví dụ: hydrochlorothiazide, furosemide);
  • Thuốc chống đông máu (như warfarin), methotrexate, heparin hoặc các thuốc giãn cơ trên da (ví dụ như vecuronium);
  • Aminoglycosid (ví dụ như tobramycin) hoặc thuốc tránh thai dạng uống.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, dừng không uống hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe, thức ăn, đồ uống,… đều tác động nhất định đến hiệu quả dùng thuốc. Vì vậy bạn không nên quên hỏi bác sĩ việc áp dụng chế độ dinh dưỡng như thế nào, nên ăn và không nên ăn gì,… để đạt được hiệu quả dùng thuốc cao nhất.

Nguồn: truongcaodangyduocsaigon.com

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913