Mặc dù sữa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và thích hợp cho mọi lứa tuổi, nhưng việc uống sữa thay thế bữa sáng bằng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt, đặc biệt là đối với những trường hợp dưới đây.
- Cắn móng tay gây hại như thế nào?
- Cách nhận biết và phòng tránh dị ứng thức ăn
-
Nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao trong tình trạng căng thẳng, làm thế nào để giảm thiểu?
Sữa là một thức uống giàu chất dinh dưỡng, phù hợp cho mọi lứa tuổi. Các chất dinh dưỡng có trong sữa đều là những dạng chất cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, bao gồm calo, canxi, kali, chất đạm, chất béo, vitamin D, carb…
Tuy nhiên, để tận dụng các lợi ích sức khỏe của sữa, quan trọng là uống đúng thời điểm, đúng liều lượng và chọn loại sữa phù hợp. Dưới đây thông tin chia sẻ:
Nên uống sữa vào thời điểm nào để có lợi cho sức khỏe?
- Uống trước khi đi ngủ: Việc uống một cốc sữa vào buổi tối có thể giúp bạn dễ dàng đưa mình vào giấc ngủ và tăng chất lượng giấc ngủ. Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết: sữa chứa melatonin và tryptophan, những chất giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ, giảm triệu chứng trầm cảm và lo lắng hiệu quả. Tuy nhiên, nên uống sữa trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng để không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể.
- Uống sau khi ăn sáng: Mặc dù nhiều người thường thích uống sữa vào buổi sáng sớm, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng, thói quen này không phải là lựa chọn tối ưu. Hormone tăng trưởng trong máu thường ở mức thấp vào buổi sáng, tăng cao sau khoảng 3-4 giờ sau khi ăn sáng. Tuy nhiên, nồng độ hormone này lại đột ngột tăng cao sau giấc ngủ sâu khoảng một giờ. Việc uống sữa sau khi ăn sáng và cách bữa ăn 1-2 giờ có thể tối ưu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn và cung cấp chất dinh dưỡng để hỗ trợ hoạt động của cơ thể đạt hiệu suất tối đa.
- Uống sữa sau khi thể thao: Cơ thể tiêu hao lượng năng lượng lớn khi tập luyện, và việc uống sữa đúng cách sau đó có thể cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, một số thành phần trong sữa cũng hỗ trợ sức khỏe xương và tăng cường cơ bắp.
Những trường hợp nào không nên uống sữa vào buổi sáng?
Theo giảng viên tại Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết: mặc dù sữa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi, nhưng việc thay thế bữa sáng bằng một cốc sữa không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt, đặc biệt đối với những trường hợp sau đây:
- Người sau khi phẫu thuật ở vùng bụng: Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường trải qua cảm giác đầy hơi và khó chịu. Sữa, chứa nhiều chất béo và casein, khi kết hợp với men tiêu hóa sẽ tạo ra khí, gây trướng bụng và khó khăn cho quá trình phục hồi chức năng nhu động ruột.
- Người mắc chứng thiếu máu: Uống sữa vào buổi sáng có thể tạo hợp chất không hòa tan khi canxi và phốt trong sữa kết hợp với chất sắt, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản: Uống sữa vào buổi sáng có thể tăng sự trào ngược của dạ dày hoặc dịch ruột.
- Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa: Sữa có thể giảm ảnh hưởng của axit dạ dày đối với những người có chứng viêm nhiễm.
- Người đang sử dụng thuốc kháng sinh: Uống sữa cùng lúc với thuốc kháng sinh có thể tạo ra phản ứng hóa học, do đó, nên uống sữa và thuốc cách nhau ít nhất 1 tiếng.
Một số điều cần lưu ý khi tiêu thụ sữa
- Hạn chế uống 150 – 200ml sữa mỗi ngày: Việc uống quá nhiều sữa có thể gây phản tác dụng và tác dụng phụ.
- Uống sữa ấm: Nên uống sữa ấm, tránh thêm đường (đặc biệt là đường đỏ) vào khi sữa đang nóng, vì điều này có thể tạo ra lysine gốc glucose, có thể gây hại cho cơ thể.
- Tránh uống sữa tươi ngay sau khi vắt: Không nên uống sữa bò ngay sau khi vắt xong.
- Kết hợp sữa với nghệ: Nếu có thể, hãy uống sữa kết hợp với tinh bột nghệ để tăng cường sức đề kháng, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiều bệnh.
- Sữa nghệ cho người mắc bệnh viêm khớp mãn tính: Những người này có thể hưởng lợi từ việc uống một ly sữa nghệ ấm để giảm triệu chứng viêm và đau, đặc biệt là vào ban đêm.
- Uống sữa trước khi đi ngủ: Tốt nhất là uống sữa khoảng 30 phút trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur